Bệnh gout ở gà hay còn được gọi là bệnh gout gà, đây là một dạng rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng liên quan tới những tổn thương ở thận. Đây là một loại bệnh gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người nuôi nếu chúng xuất hiện với quy mô lớn và không được điều trị kịp thời.
Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây, SV388 sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách trị bệnh Gout ở gà sao cho hiệu quả đạt được cao nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!
Bệnh gout ở gà là gì?
Bệnh gout ở gà (Visceral Gout) là một loại bệnh xảy ra khi xuất hiện các thể ở dạng rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng liên quan đến các tổn thương ở cơ quan thận của gà.
Bệnh gút trên gà sẽ có những tính thể urat màu trắng, nhỏ li ti giống như đầu mũi kim lắng đọng do lượng acid uric có trong máu tăng cao. Nồng độ acid uric chứa trong máu có thể lên đến 44mg/100ml máu so với những con gà bình thường khác chỉ chứa 5 – 7 mg/100ml. Đây là một dạng viêm khớp ở gà biểu hiện qua những cơn đau và sưng khớp khiến gà khó cử động hoặc di chuyển.
Các dạng bệnh gout phổ biến nhất trên gà
Hiện nay, bệnh gout ở gà được chia thành 2 dạng chính như sau:
– Bệnh gout trên gà dạng khớp: Đây chính là dạng mãn tính của bệnh gout và ở dạng này thì những tinh thể urat tụ ở phần khớp, dây chằng và màng gần làm cho các khớp xương bị sưng tấy khó chịu, cử động khó khăn.
– Bệnh gout gà dưới dạng nội tạng: Đây chính là dạng cấp tính của gout và ở dạng này những tinh thể urat tích tụ ở cơ quan nội tạng gà như thận, tim, gan và ruột. Bệnh Gout nội tạng gây ra tỷ lệ tử vong tương đối cao từ khoảng 15 – 35%.
Nguyên nhân khiến gà bị mắc bệnh gout
Bệnh gout ở gà có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do những lý do sau đây:
– Gà thiếu nước hoặc thiếu núm uống
– Gà bị thừa muối, thừa đạm
– Do thành phần thức ăn chứa quá nhiều Canxi hoặc tỷ lệ Photpho – Canxi không phù hợp và độc tố ở nấm mốc, thiếu Vitamin A hoặc thiếu hàm lượng điện giải.
– Do hậu quả của các căn bệnh truyền nhiễm như bệnh IB ở gà.
– Sử dụng quá nhiều loại thuốc kháng sinh hoặc dùng thuốc kháng sinh quá nhiều gây hư hại đến thận.
– Cuối cùng, căn bệnh gout ở gà có thể là do di truyền từ gà bố mẹ.
Biểu hiện khi gà bị mắc bệnh gout
Với bệnh gout ở gà thì những triệu chứng của bệnh thường không quá rõ ràng, mà sẽ ở dạng chung chung nên rất dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác như:
– Gà bị ủ rũ, giảm ăn, gầy xơ xác, lông xù và thưa.
– Khớp gối, khớp ở bàn chân sưng to khiến gà di chuyển khó khăn, cử động không bình thường. Đối với gà chọi thì chúng sẽ không thể tham gia đá gà.
Vì thế, cần phải mổ xem bệnh tích thì mới có thể chẩn đoán căn bệnh chính xác. Những bệnh tích điển hình khi gà bị bệnh gout gồm có:
– Sự tích tụ urat trong những cơ quan nội tạng hoặc trong các khớp xương.
– Những tiểu thùy thận bị sưng to bất thường, chứa nhiều muối urat, có lớp bao phủ màu trắng trên bề mặt.
Như vậy, bệnh tích chủ yếu của căn bệnh gout ở gà đều liên quan đến thận, từ đó làm suy giảm chức năng thận, gây hại và ảnh hưởng xấu đến gà. Vậy cách điều trị bệnh gout trên gà như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Cách điều trị bệnh gout ở gà hiệu quả
Để điều trị được căn bệnh gout trên gà, chúng ta có thể làm theo những cách sau:
- Giảm lượng đạm trên gà bằng cách giảm tổng khối lượng thức ăn và cho ăn làm nhiều lần/ngày.
- Cần bổ sung thuốc giải độc gan thận cho toàn đàn gà bằng cách pha thuốc VIA HEPA với nước cho chúng uống.
- Cho gà uống Acid hữu cơ như KCL, Giấm, NH4CL hoặc (NH4)2SO4 trong vòng 3 – 5 ngày để acid hóa nước tiểu và ngăn chặn không cho lượng Urat tích tụ trong thận.
- Triệt tiêu lượng độc tố nấm mốc, ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và xử lý đường ruột cho gà bằng VIABIO men sống gà vịt N101.
- Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống ống nước và đảm bảo cho chúng đủ nước uống.
– Điều trị những triệu chứng kế phát ở gà bằng cách:
- Hạ sốt cho gà bằng AZ PARA C hoặc PARAVACIN C.
- Chống viêm bằng AZ MOXY 50S và LINSPEC EXTRA với liệu trình trong 3 – 5 ngày liên tục.
Như vậy, chỉ với vài cách đơn giản mà bạn có thể trị bệnh gout ở gà một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sau khi điều trị mà vẫn không thấy dấu hiệu khỏi bệnh hoặc thuyên giảm, bạn cần đến phòng khám để có thể xác định đúng căn bệnh và có phác đồ điều trị chi tiết hơn.
Phương pháp phòng bệnh gout trên gà
Bên cạnh việc điều trị bệnh gout ở gà, bạn cũng cần phòng bệnh một cách khoa học để tránh khiến gà mắc phải bệnh gout cũng như những bệnh khác như bệnh đường ruột ở gà,… Để phòng bệnh bà con cần thực hiện:
- Chọn giống gà tại những trang trại uy tín và có chất lượng.
- Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn.
- Nhiệt độ trong chuồng cần phải chuẩn, ổn định, thông gió chuồng trại phải mát mẻ, thoáng đãng.
- Tiến hành tiêm thuốc đề kháng, chất điện giải và vitamin và chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho gà.
- Tránh sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc dùng quá liều lượng gây ra tổn hại lớn đến thận.
Lời kết
Trên đây là tất cả các kiến thức liên quan đến bệnh gout ở gà mà chúng tôi muốn cung cấp tới khán giả. Hy vọng với những kiến thức này có thể giúp bà con bổ sung kiến thức hữu ích và giải quyết được tình trạng mọi người gặp phải trong chăn nuôi.