Gà chọi yếu chân khiến chúng mất đi sức lực. Di chuyển còn khó khăn chứ đừng nói tới chuyện đấm đá. Điều này khiến cho các sư kê lo lắng cho gà chiến của mình không thể tham gia vào các trận chiến. Vừa tiếc vừa không biết phải làm sao. Vì thế bài viết này của SV388 sẽ hướng dẫn chi tiết cách chữa trị nhé!
Cách nhận biết gà chọi yếu chân
Tình trạng này không chỉ có ở gà chọi mà còn ở gà thịt. Khi đó sư kê cần phải theo dõi để nhận biết nhé.
Gà ít vận động
Gà chọi yếu chân có thể khiến gà ít vận động. Nếu như bạn thấy gà chỉ đứng yên 1 chỗ còn mọi thứ khác đều bình thường thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh này. Vận động ít khiến cho sự linh hoạt trong chúng bị giảm đi rất nhiều.
Gà không đi được
Khi gà chọi yếu chân đến mực nặng nề thì việc đi không được là bình thường. Những vấn đề này liên quan đến thần kinh, cơ bắp của gà khi không thể điều khiển được.
Gà đá không có lực
Nếu những ai nuôi gà đá có thể nhận ra gà của mình đá không có lực. Đá nhẹ hều chỉ như gãi ngứa đối thủ. Chính vì những lý do này mà việc làm chân gà to hơn, khỏe hơn cũng là một điều rất quan trọng giúp đá gà mạnh mẽ hơn.
Nguyên nhân khiến gà chọi yếu chân
Như đã đề cập ở trên thì có rất nhiều nguyên nhân khiến gà bị yếu chân. Vì thế cũng tùy vào từng loại bệnh mà dẫn đến vấn đề này. Dưới đây là những lý do chính.
Gà bị bệnh bại liệt
Mắc bệnh bại liệt thần kinh cũng khiến chân gà không thể hoạt động. Khi bị nặng có thể dẫn đến bại liệt, không đi được. Gà đã bị bại liệt rất khó chữa trị nên đa phần chỉ có làm thịt thôi. Vì vậy cần quan sát kỹ và xử lý ngay sau khi mắc bệnh mới có thể chữa khỏi.
Gà bị gió gây yếu chân
Nhiều trường hợp gà chọi yếu chân là do trúng gió. Cũng rất khó giải thích được vấn đề này, có thể chúng trúng gió độc hoặc bị tai biến như người. Cho nên việc để chuồng trại quá thoáng cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
Gà tơ chưa qua tập luyện
Những chú gà chọi tơ vốn chưa được tập luyện thì việc yếu chân là rất bình thường. Vấn đề này rất dễ hiểu nên anh em sư kê không cần phải quá bận tâm nhé.
Gà bị mất gân
Nhiều trường hợp gà bị mất gân hoàn toàn sau những trận bệnh thập tử nhất sinh. Việc này cần có thời gian để gà có thể tập luyện lại lại như bình thường nhé anh em. Cần kiên trì tập luyện nếu như không muốn mất đi 1 chú gà chiến.
Gà bị đau chân, lậu đế
Có khả năng cao gà bị yếu chân là do bị đau hoặc dưới bàn chân bị lậu, bị kén gà. Chúng khiến gà có cảm giác đau nhức khi di chuyển nên chỉ đứng yên. Lậu đế đậu có thể do nhiều nguyên nhân, có cũng tương tự như bị kém trên đầu, cổ.
Gà chọi yếu chân có nguy hiểm không?
Nếu nguyên nhân chỉ là do chưa tập luyện hoặc do bị đau chân thì không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu gà bị bệnh liên quan đến thần kinh, cơ bắp hoặc phần mềm, phần cứng thì cần phải chú ý xử lý nhanh chóng nếu không có thể sẽ lây lan ra toàn bộ đàn gà.
Cách chữa gà chọi yếu chân hiệu quả
Mỗi nguyên nhân sẽ có cách xử lý gà chọi yếu chân khác nhau. Vì vậy cần phải xác định được nguyên nhân chính xác để đưa ra giải pháp điều phù hợp nhất.
Cho gà tập luyện đúng cách
Đối với gà tơ thì việc vần đòn, vần hơi là những bài tập vô cùng hữu ích. Không chỉ tập cho chân mà còn có thể tập luyện cho các bộ phận như cánh, thân cơ bắp và đuôi. Luyện tập từng cú đá bằng cách tăng cường độ vần đòn. Hơn nữa, anh em có thể trang bị thêm tạ vào chân để chúng có thể tăng sức mạnh nhanh hơn. Tuy nhiên, cần chú ý đến chế độ ngủ, nghỉ hợp lý.
Kiểm tra xử lý vết thương
Nếu nhận thấy gà bị tập tễnh, đi cà nhắc thì nhanh chóng kiểm tra chỗ bị thương. Những vết thương ngoài da ở chân cũng có thể là nguyên nhân khiến gà chọi yếu chân đó nhé. Đặc biệt nếu như gà bị lậu đế hoặc kén đế thì khá nguy hiểm. Bởi bệnh này không phải cứ chữa là sẽ khỏi. Cần phải kết hợp môi trường hợp lý và chế độ chăm sóc để tránh vết thương nhiễm trùng.
Gà bị bại liệt hoặc do bệnh
Cần phải kiểm tra kỹ và phát hiện ra sớm mới có thể chữa trị. Dùng những loại thuốc om bóp để đánh tan mỡ và làm cho cơ bắp được hoạt động mượt mà hơn. Sử dụng thuốc rượu nghệ sẽ hiệu quả hơn. Nếu gà chọi yếu chân do Virus Herpes gây ra căn bệnh Marek thì nếu chữa sớm thì còn có thể chứ đã chuyển qua giai đoạn mãn tính, cấp tính thì coi như bó tay. Chưa có loại thuốc nào có thể giải quyết vấn đề này.
Phòng bệnh gà chọi yếu chân như thế nào?
Không có gì dễ hơn và nhanh hơn việc phòng bệnh. Không có bệnh sao phải chữa trong khi chúng ta có thể ngăn ngừa được chúng. Tiêm phòng vacxin là việc đầu tiên cần làm để phòng chống các bệnh cơ bản ở gà. Đặc biệt là lúc gà con mới nở cho đến 2 – 3 tuần hoặc vài tháng tuổi. Đặc biệt là những loại vacxin phòng ngừa bị bại liệt bởi virus Herpes gây ra.
Ngoài ra, việc tập luyện các bài tập vần đòn, vần hơi kết hợp rượu nghệ cho gà chọi sẽ mang đến sức khỏe, sự dẻo dai đáng kể cho chúng. Nhờ vậy mà hạn chế bị ốm khi sinh sống và tập luyện.
Không thể không nói đến chế độ ăn uống, chúng giúp cho toàn bộ cơ bắp của gà phát triển tốt nhất. Ngoài những đồ ăn cơ bản thì những loại thức ăn bổ sung dinh dưỡng khác cũng cần cung cấp cho chúng sao cho hiệu quả. Thịt, cá, lươn trạch chắc chắn cần thiết, kết hợp với rau củ quả.
Kết thúc
Như vậy, SV388 đã chia sẻ cho anh em tất cả thông tin về gà chọi yếu chân. Bao gồm có dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng bệnh cho gà hiệu quả nhất. Chỉ cần áp dụng những cách trên có thể giúp cho chiến kê khỏe mạnh hơn, lực đá tốt hơn đấy nhé. Hy vọng những thông tin trên thật sự hữu ích với anh em nhé! Nếu đam mê đá gà trực tiếp anh em có thể tìm hiểu ngay thể loại đá gà Vũng Tàu cực thú vị tại trang web của chúng tôi nha.